Nghiên cứu của công ty trên cho rằng 80% người mua ô tô vào tháng 5 và tháng 6 năm 2022 đã trả bằng hoặc cao hơn giá bán lẻ đề xuất của nhà sản xuất cho những chiếc ô tô mới. Trong số đó, 34% người mua đã trả các khoản phí mà họ chưa bao giờ nghe đến trước đây, 31% đã mua một mẫu xe không phải là lựa chọn ưng ý nhất, 30% phải bỏ lỡ các tính năng mong muốn trên chiếc xe và 30% phải mua xe từ một đại lý không phải là lựa chọn đầu tiên của họ.
Sau khi phải sở hữu ô tô với giá đắt, thái độ của khách hàng đã trở nên tiêu cực hơn. Số liệu khảo sát chỉ ra rằng 31% người mua trả tiền trên giá đề xuất sẽ bảo người khác không đến đại lý mà họ đã giao dịch. Việc này cũng ảnh hưởng nhiều tới các nhà sản xuất khi 27% khách hàng mua xe giá đắt cho biết họ sẽ không bao giờ mua lại cùng một thương hiệu.
Tỷ lệ người mua xe giá cao hơn mức đề xuất cho biết họ sẽ không quay lại đại lý bán xe giá đắt để được cung cấp dịch vụ đã đạt 32%, tức tăng 9% chỉ trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 6. Ngoài ra, 35% người mua sẽ khuyên người khác không đến các cửa hàng đó.
Nhà nghiên cứu Julie Kenar tại GfK AutoMobility cho biết: "Ảnh hưởng của sự đổ vỡ chuỗi cung ứng và lạm phát sẽ khiến giá ô tô tăng cao kỷ lục. Nhưng các nhà sản xuất và đại lý cần phải nghĩ xa hơn về vấn đề này để bảo vệ thương hiệu lâu bền. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng khách hàng cảm thấy rất thất vọng với các đại lý bán xe giá đắt, điều này sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của họ trong tương lai".
Theo Tiền Phong" alt=""/>Uy tín thương hiệu và đại lý giảm mạnh khi bán xe kiểu 'bia kèm lạc'Cùng với đó, hồ Vạn Kiếp ở phường 7 và 8 cũng được khôi phục để điều tiết, cắt giảm lũ, tạo cảnh quan môi trường, du lịch sinh thái và xả rửa môi trường nước cho hệ thống suối Phan Đình Phùng - Cam Ly… cũng được đề xuất thực hiện với mức đầu tư 282 tỷ đồng.
Các dự án còn lại được thành phố đề xuất như: kiên cố hóa suối Nghệ Tĩnh, Vạn Kiếp, nạo vét hồ Mê Linh, cải tạo mở rộng suối Phan Đình Phùng. Đồng thời, dự án xây kè chống sạt lở đường Vạn Thành, Hà Huy Tập, Đống Đa... cũng được đề xuất thực hiện.
Theo tờ trình, tổng kinh phí dự kiến của các dự án này khoảng 700 tỷ đồng.
Những năm gần đây, Đà Lạt thường xuyên bị ngập lụt, sạt lở. Ngày 29/6, bờ taluy công trình trong hẻm đường Hoàng Hoa Thám, phường 10, bị sạt lở khiến 2 người tử vong, 5 người bị thương. Nhiều tài sản của người dân bị hư hại, vùi lấp dưới đống đổ nát.
Theo UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, việc thu hồi, huỷ bỏ hai quyết định liên quan đến dự án Khu du lịch Thu Giang – Hồ Tràm căn cứ theo thông báo số 747/TB-KV XIII ngày 31/12/2021 của Kiểm toán Nhà nước Khu vực XIII.
Theo đó, cơ quan kiểm toán nhận định UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giao đất không qua đấu giá quyền sử dụng đất tại dự án Khu du lịch Thu Giang – Hồ Tràm.
Cụ thể, ngày 23/6/2011, UBND tỉnh ra quyết định thu hồi 4,2ha đất tại xã Phước Thuận do UBND xã này đang quản lý. Ngày 17/8/2011, UBND tỉnh tiếp tục ra quyết định giao 4,2ha đất này cho DNTN Thu Giang để triển khai dự án khu du lịch.
Đến tháng 5/2021, UBND tỉnh mới ban hành quyết định phê duyệt giá đất để thu tiền sử dụng đất của DNTN Thu Giang. Thời điểm xác định giá đất là vào tháng 3/2018.
Theo đó, giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp được xác định từ cầu Lộc An đến ngã tư Hồ Tràm chia làm 2 khu vực, với 4 vị trí đất cho khu vực 1 và 3 vị trí đất cho khu vực 2.
Giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tại dự án thấp nhất là 346.000 đồng/m2, cao nhất là 1.317.000 đồng/m2. Trung bình, giá đất tại dự án này khoảng 831.500 đồng/m2.
Theo tìm hiểu, DNTN Thu Giang trụ sở tại Thôn Phước Hoà, thị trấn Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc. Doanh nghiệp này thành lập vào tháng 12/1995, người đại diện pháp luật là Võ Ngọc Hà. Ngành nghề chính của doanh nghiệp này là kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng.